Tình hình chung Loài xâm lấn

Úc là lục địa bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những loài xâm lấn. 90 loài thực vật xâm lấn có khả năng đang được bán tại nhiều nơi ở Úc, trong khi 210 loài cá cảnh ngoại lai có thể được nhập lậu. Kinh doanh cá cảnh ở Úc có doanh số 350 triệu USD/năm. Nhiều loài cá mới đã thoát ra và xâm nhập hệ thống sông ngòi, làm suy giảm nghiêm trọng lượng cá bản địa và quần thể các loài lưỡng cư, cũng như cạnh tranh nguồn thức ăn và tàn sát những loài cá bản địa để sinh tồn. Úc đang gặp trong cuộc chiến chống các loài xâm lấn mặc dù nước này đưa ra nhiều luật lệ gắt gao hạn chế nhập khẩu các loài cá cảnh, nhưng Chính phủ Úc vẫn không thể kiểm soát được ngành kinh doanh này. Trong số 34 loài cá ngoại lai đang hoành hành ở những vùng biển Úc có 22 loài được cho là đã xâm nhập thông qua kinh doanh cá cảnh. Chúng đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển của châu lục này, trong đó có các rạn san hô.

Một thảm thực vật xâm lấn ở Mỹ

Tại Anh, các loài xâm lấn làm tiêu tốn 2 tỉ bảng/năm, hệ sinh thái bản địa không thể tái sinh một khi đã bị các loài này xâm lược. Chỉ riêng với việc diệt chuột ở đảo Gough, có một đề xuất thuê trực thăng thả xuống hàng nghìn tấn bả chuột. Dự kiến chuyện này ít nhất 2,6 triệu bảng. Ireland là nước duy nhất trên thế giới tiếp tục đưa giống chồn nhỏ vào thiên nhiên, 2/3 của nghề nuôi chồn trên thế giới và 70% nuôi cáo tập trung ở các nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU). Nguy cơ thảm họa tự nhiên là 6.000 trang trại nuôi chồn ở EU đang là mục tiêu của những nhà hoạt động bảo vệ động vật.

Việt Nam có 94 loài sinh vật ngoại lai xâm hại, du nhập qua ba con đường tự nhiên, không chủ đích và có chủ đích. Trong 50 năm qua Việt Nam đã nhập 41 loài động vật thủy sinh lạ. Việt Nam đã cấm nuôi ba loài là chuột hải ly, ốc bươu vàng, cá hổ. Có tới bảy loài cần phải được theo dõi nghiêm ngặt do tác hại đối với cân bằng sinh thái. Quốc gia này hiện có sáu trong số 14 loài động vật có mối đe dọa lớn như lợn rừng, chuột rừng, chuột nhắt, cáo, khỉ đuôi dài, cầy móc cua. Hầu hết thủy sinh lạ là cá, ngoài ra, có bốn loài thuộc động vật không xương sống, một loài lưỡng cư, một loài bò sát và một loài thú. Một số loài thủy sinh lạ sau khi vào Việt Nam có giá trị kinh tế cao, điển hình là cá rô phi, cá chép, cá tỳ bà, cá chim trắng.

Các loài động vật thủy sinh lạ nhập nội vào Việt Nam đáng quan tâm nhất là tôm Chân trắng, ốc Bươu vàng, cá Mrigan, cá trắm cỏ, cá mè trắng Trung Quốc, cá rôhu, cá trê phi, cá chim trắng nước ngọt bụng đỏ, cá rô phi đen, cá rô phi vằn, tôm hùm đất... 13 loài nhập nội để nuôi còn lại về các tác động (phá hoại nơi cư trú, phá hủy chuỗi thức ăn, cạnh tranh nơi cư trú, suy thoái di truyền do tạp giao và mang theo ký sinh trùng, mầm bệnh mới) 7 loài động vật thủy sinh lạ cần kiểm soát gắt gao là ốc bươu vàng, cá tỳ bà, cá nheo Âu, cá hổ, rùa tai đỏ, cá sấu Cuba, chuột hải ly. Việt Nam đã cấm nuôi 3 loài là chuột hải ly, ốc bươu vàng, cá hổ (Pygocentrus nattereri).

Khu vực Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới) hiện có nhiều loài sinh vật ngoại lai du nhập và có dấu hiệu xâm lấn, gây ảnh hưởng đến nhiều loài động, thực vật bản địa và môi trường có nguy cơ bị phá vỡ. Có 12 loài ngoại lai xâm hại gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của Khu bảo tồn trong đó có năm loài thực vật gồm cây mai dương (Mimosa pigra), cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha), cỏ lào (Chromolaena odorata), bèo tây (Eichhornia crassipes) và cây bông ổi (Lantana camara). Có năm loài cá được xác định là những loài ngoại lai du nhập vào các hồ, đập của Khu bảo tồn gồm cá lau kiếng (Hypostomus punctatus), cá hoàng đế (Cichea ocllaris), cá chim trắng (Colosoma brachypomum), cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus). Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện một loài bò sát là rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) và một loài động vật không xương là ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata).

Sau đây là một số loài xâm lấm và gây hại dữ dội ở nhiều nơi trên thế giới. Danh sách giới thiệu gồm tên thường gọi bằng tiếng Việt của loài, danh pháp khoa học (trong ngoặc), giới thiệu về quá trình xâm lấn, tác hại của chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài xâm lấn http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/huan-luyen-c... http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/22686... http://m.nld.com.vn/khoa-hoc/nuoi-bo-sat-doc--la-t... http://www.ngheandost.gov.vn/news/ar12780_Sinh_vat... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/moi... http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-22-2011... http://thvl.vn/?p=160677 http://thvl.vn/?p=16298